27/11/15

Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa



Nhiều diện tích lúa mùa sớm ở đồng bằng sông Hồng đang trong giai đoạn đứng cái, mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 thấp. Tuy nhiên bệnh đốm nâu đã phát sinh gây hại một số ruộng.

Kinh nghiệm gieo mạ khay


Gieo mạ khay là một tiến bộ kỹ thuật rất mới nên đòi hỏi bà con nông dân phải thực hiện đúng quy trình, dần đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn để triển khai cho phù hợp với tập quán canh tác tại các vùng khác nhau.

Quy trình sản xuất súp lơ xanh an toàn



Hiện đang là thời điểm bà con nông dân đồng bằng bắc bộ chuẩn bị vụ trồng súp lơ xanh muộn phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau dịp Tết Nguyên đán. Xin giới thiệu đến bà con nông dân "Quy trình sản xuất súp lơ xanh an toàn"

Kỹ thuật trồng, bón phân để ngô đạt năng suất cao



Khác với lúa, thời gian phân hóa trục bắp ngô diễn ra từ rất sớm. Sau trồng 15-20 ngày, lúc ngô có 5-7 lá thật tùy thời gian sinh trưởng từng giống dài hay ngắn, cây đã phân hóa trục bắp ngô.
Trục bắp ngô được phân hóa thuận lợi phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây ngô lúc này tốt hay xấu. Chiều dài của trục bắp ngô quyết định số hàng/bắp, số hạt/hàng và ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô cuối vụ.

26/11/15

Kỹ thuật trồng nấm rơm



Nấm rơm có tên khoa học Volvariella, valvacea gồm nhiều loại khác nhau: có loại màu xám trắng, xám, xám đen... kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.

“Đêm đen” của ngành cao su sắp kết thúc

Ngành cao su thế giới và Việt Nam đang bị suy giảm nặng cả về về sản lượng và giá trị thương mại song theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới, thị trường cao su có thể sẽ sớm hồi phục vào đầu năm 2016.

Kỹ thuật trồng cây bí xanh



Cây bí xanh là cây rau thuộc họ bầu bí có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây này.

Kỹ thuật trồng cây cà chua



Cà chua là một loại rau quả thực phẩm rất được ưa chuộng vì phẩm chất ngon và dễ chế biến. Xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng cà chua mang lại hiệu quả kinh tế cao và chất lượng.

Cà chua thuộc họ cây bạch anh, phát triển có thể cao từ 1-3m. Là cây thân mềm có thể bò trên mặt đất hoặc leo trên thân cây khác. Cà chua có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất vẫn là trồng trên đất mùn, đất phù sa hay đất pha cát . Có thể trồng cà chua trên đất lúa hay trên đất canh tác sau vụ bắp cải, hành tây, dưa leo và những loại cây bón nhiều phân hữu cơ, phân đạm. Độ ph trung bình của đất trồng cà chua khoảng 6-6.5, nếu đất chua hơn phải bón thêm vôi.

25/11/15

Kỹ thuật trồng chăm sóc cải thảo an toàn



Cải thảo hay tên gọi khác cải bao là giống rau nhập nội được sử dụng ngày một nhiều hơn do là nguồn nguyên liệu để SX kim chi. Nắm bắt được nhu cầu trồng cải thảo tăng cao, hiện nay nhiều hộ nông dân đang mày mò nghiên cứu rất nhiều về mô hình kỹ thuật trồng và chăm bón cải thảo.


Kỹ thuật trồng cây chùm ngây



Chùm ngây thuộc loài đại mộc, cây có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn và có thể mọc cao từ 5 đến 10m. Cây sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu.

Quy trình kỹ thuật trồng bắp cải



Một trong những cây trồng chủ lực của sản xuất rau vụ đông chính là bắp cải. Chúng tôi xin giới thiệu đến bà con quy trình kỹ thuật trồng bắp cải an toàn.

24/11/15

Lưu ý khi phun thuốc BVTV



Việc sử dụng thuốc hóa học, sinh học... để trừ sâu được nông dân ưu tiên áp dụng vì những tiện lợi, tác dụng của nó. Song vì không có kiến thức khoa học chuyên sâu, chủ yếu sử dụng theo kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế.

Kỹ thuật chống nứt vỏ quả vải thiều



Thời tiết mưa, nắng xen kẽ như hiện nay, vải thiều rất dễ bị nứt vỏ, thối quả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Nắng mưa xen kẽ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh sương mai, thán thư phát sinh, gây hại mạnh làm cho quả vải thối, mã xấu.

Kỹ thuật trồng cây Thanh Long ruột đỏ



Giống thanh long tốt và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ và ruột vàng cũng đang phổ biến.  xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long ruột đỏ của Trung tâm giống cây trồng Hà Nội.

Kỹ thuật trồng ổi không hạt



Trong những năm vừa qua nhiều bà con nông dân đã thoát nghèo vươn lên khá giả nhờ trồng ổi không hạt.  xin giới thiệu đến bà con quy trình kỹ thuật trồng cây ổi này.

22/11/15

Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng



Cây chuối có chu kỳ kinh tế ngắn, mức đầu tư không cao, kỹ thuật không phức tạp. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chuối ngày càng mở rộng cho sản phẩm tươi và chế biến. Vì vậy, trồng chuối sẽ đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

Kỹ thuật trồng cây mướp đắng (khổ qua)



Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, một loại cây có giá trị lớn, thuộc họ bầu bí, có quả ăn được. Xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây này. Trồng mướp đắng là một hướng đi tương đối bền vững.

Kỹ thuật trồng bưởi da xanh



Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,… xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng giống bưởi này.

Kỹ thuật trồng chanh tứ quý


Cây chanh tứ quý còn được gọi với tên khác là chanh tứ thời, chanh 4 mùa, là loại cây họ bưởi có nguồn gốc từ chang Lim Ca Châu Mỹ. chanh hiện tại nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng rất là cao nên đây cũng là kênh đầu tư hiệu quả cho bà con nông dân

Kỹ thuật trồng dưa chuột theo tiêu chuẩn VietGap



Việc sản xuất dưa chuột hướng VietGAP sẽ tạo cơ hội để người nông dân tiếp cận với cách thức canh tác mới, tăng thu nhập, hướng tới sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường tiêu dùng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long



Thanh long là cây nhiệt đới, thích hợp khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi, không chịu được úng. - Thanh long là cây thân bó cần có trụ đỡ, sau khi trồng 2-3 năm sẽ cho trái. - Thanh long có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn, nhưng yêu cầu đất phải thoát nước tốt...
Giống thanh long tốt và phổ biến hiện nay ở nước ta là thanh long ruột trắng. Thanh long ruột đỏ và ruột vàng cũng đang phổ biến, nhưng giống thanh long ruột trắng sinh trưởng mạnh hơn, trái to và ngọt hơn so với giống ruột đỏ và ruột vàng.

- Các vùng trồng thanh long chủ yếu hiện nay là Tiền Giang, Long An, Bình Thuận với diện tích lên khoảng trên 10.000 ha.

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn



Nuôi gà thả vườn ít tốn kém kinh phí đầu tư hơn nuôi gà công nghiệp, khả năng kháng bệnh cao và bán chạy trên thị trường. Xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học.

18/11/15

Những khó khăn và Thuận Lợi Trong Chăn Nuôi Gà Đông Tảo


Chúng ta biết đến giống gà Đông Tảo chỉ trong vài năm gần đây nhưng hiện tại  ta thấy rất là nổi tiếng, đây là giống gà  đặc chủng của Việt Nam xuất xứ từ tỉnh Hưng Yên, xưa kia thuộc trong các loại đặc sản quý hiếm tiến Vua. Phong trào nuôi gà Đông Tảo hiện nay phát triển  rất  mạnh trải dài khắp nước và trên các diễn đàn facebook, bà con có thể tìm hiểu, trước khi bắt tay đầu tư chăn nuôi gà Đông Tảo bà con nên tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của nó, tôi xin đề cập đến những vấn đề mà tôi đã gặp phải khi nuôi gà Đông Tảo.

17/11/15

Kỹ thuật chăn nuôi gà Tây (Gà Lôi)

Gà tây  (Meleagrisgallopavo) hay còn gọi gà Lôi là loại gia cầm có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt gà tây thường được người Mỹ và người các nước phương Tây dùng cho các món nướng và ngày nay, chúng được dùng nhiều cho lễ Tạ ơn hay những buổi tiệc gia đình.

Tự Tạo Những Ngôi Nhà Xinh Cho Những Chú Gà Nào

Trong thời điểm hiện tại thì việc chúng ta tự tạo thực phẩm sạch cho mình là điều khó, nhiều khi ăn những món ăn mình yêu thích nhưng trong lòng lại bất an, muốn ăn gia cầm thì toàn tẩm chất màu cho đep nên nếu chủ động được những thức ăn đó cũng giúp phần giảm đi nguy cơ bệnh tật cho bản thân, vậy nuôi gia cầm có cần diện tích lớn hay không câu trả lời là không nếu bạn không có nhiều khoản không thì bạn vẫn nuôi gia cầm bình thường và rất thoải mái và đẹp nữa đằng khác.

16/11/15

Kỹ thuật nuôi dúi

Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro


Kinh nghiệm chọn và nhân giống hươu


Kinh nghiệm nuôi hươu cho thấy nếu có một con đực tốt để làm giống thì giá trị kinh doanh cao hơn nhiều so với việc cho nhung của nó. Còn hươu cái, nếu cho ra đời những hươu có đặc tính tốt thì giá trị của hươu con sẽ thường cao hơn. Do vậy những hươu giống có lý lịch đầy đủ, rõ ràng luôn được người mua đòi hỏi và có giá trị cao hơn những con không có hồ sơ và lý lịch.

Kỹ thuật nuôi chim cút

Chim cút là loại chim được nhiều người nông dân chọn nuôi. Chim cút không chỉ cho tịt thơm ngon mà trứng chim cút cũng thật bổ dưỡng. xin giới thiệu kỹ thuật nuôi và chăm sóc loại chim có hiệu quả kinh tế cao này.

Người huấn luyện tằm thành… thợ dệt

Sản phẩm  của bà không chỉ nức tiếng trong nước mà còn khiến cả thế giới phải trầm trồ.

Kỹ Thuật Nuôi Nhím

 Hiện tại tuy nhím không còn sốt như trước nhưng con nhím vẫn có những ưu điểm của nó, tôi đã từng nuôi nhím 4 năm thì thấy nếu giá nhím ổn định và đầu ra rộng lớn thì con nhím là con đáng đầu tư vì loài nhím nuôi không bao giờ mắc bệnh nên tỷ lệ hao hụt như bằng không, giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của thịt nhím cao nên tương lai có thể con nhím sẽ phát triển trở lại, sau đây là bài viết giới thiệu về cách nuôi dưỡng nhím hiệu quả.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Thuần Chủng

+ Lưu ý chung cần ghi nhớ:
- Để nuôi được giống kê quý hiếm này đạt chất lượng cao, bà con có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng bà con tốt nhất nên nuôi thả vườn vì giống gà chân to này là loại gà rất hoạt bát. Chúng sẽ lớn nhất hơn khi thả vườn; hơn nữa nuôi thả vườn thì sẽ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẽ to hơn.
- Khi làm chuồng bà con lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
- Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uốn đều nhau; đảm bảo cả đàn gà đều phát triển đồng đều.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun - xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.

4/11/15

Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Đông Tảo - Gà Con

1. Công tác chọn gà con
Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng.

2/11/15

Lịch Làm Vaccin Cho Gia Cầm

Hội nông dân việt xin giới thiệu đến bà con nông dân quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vacxin cho Gà.

Phương Pháp Thiến Heo - Bấm Răng Cho Heo

1.     Thiến Heo Đực
            -  Heo đực con lúc 6 tuần tuổi khoảng 10 đến 12kg nên chỉ cần hai người
- Người phụ việc hai tay cầm chặt hai chân của heo, dốc ngược đầu xuống đất, sao cho hai       đầu gối vừa vặn kẹp chặt đầu heo không cho nó vùng vẫy, như vậy là lưng heo hướng về phía bụng người phụ việc, còn bụng heo hướng về phía người thiến.

- Người thiến heo được rãnh cả hai tay nên tiến hành công việc thiến như sau:

+ Dùng dao lam cạo sạch lông ở bìu dái heo.

+ Dùng xà phòng rửa sạch bộ dái heo rồi lau cho khô.

+ Sát trùng kỹ chỗ định mổ (phía dưới bìu dái, để sau này nước vàng rỉ ra hết khôgn ứ động bên trong khiên vết mổ nhiễm trùng và lâu lành)

+ Dùng ngón trỏ và ngón cái nặn một trong hai dương hạch căng da ra, rồi dùng dao bén rạch thẳng vào dương hạch. Khi dương hạch lòi hẳn ra ngoài thì dùng hai cái kẹp bấm kẹp chặc cuống dương hạch, vị trí cách nhau độ 5cm. Việc kế tiếp là ổn định chiếc kẹp phía sát mình heo, thì cái kẹp bên ngoài thì xoắn nhiều vòng cho đến khi đứt hẳn, thế là thiến xong một viên. Viên còn lại cũng làm tuần tự như cách trên.

+ Sau khi thiến xong, dùng kim may lại vết mổ, nhưng phải chừa một lỗ nhỏ để nước vàng chảy ra sau này. Sát trùng vết mổ, bôi thuốc đỏ, và sau cùng bôi thuốc trừ ruồi muỗi để trừ ruồi muỗi không bu lại vết mổ làm nhiễm trùng.

+ Cẩn thận hơn nên chích ngừa thuốc phong đòn gánh.

Trong thời gian với mổ chưa lành nên cho heo nằm trên rơm khô sạch, giữ chuồng sạch sẽ, và không được tắm.
2.     Hoạn lợn Nái
-Chuẩn bị dụng cụ :
+ Dao thiến, cồn, dao, panh, kim cong, chỉ để khâu, cồn sát trùng và thuốc kháng sinh như :furazonidon, penicilin, tetracilin.
+ Chọn lợn để hoạn.
+ Xác định vị trí để hoạn.
- Thao tác làm :
+ Sát trùng chỗ rạch để hoạn
+ Sát trùng dao, kim cong, chỉ và panh.
+ Cố định lợn, dùng thừng trói lợn lại không để lợn cử động.
+ Rạch ở phần tâm giữa hông của lợn.
+ Ta cũng có thể dùng phương pháp thủ công như lấy đuôi của lợn để đo :
Lấy đuôi của lợn gập hai về phần hông của lợn, khi ngọn của đuôi lợn tới chỗ nào thì đó là chỗ ta nên rạch.
+ ta rạch lớp da bên ngoài khoảng 3cm, sau đó dùng ngón trỏ đưa vào làm rách lớp phúc mạc bên trong da.
+ Lấy ngón tay sờ vào và tìm buồng trứng khi thấy rồi ta lôi ra ngoài.
+ Dùng panh kẹp lại và cắt, ta phải luôn để tay vào chỗ rạch, nếu ta không để vào thì lòng của lợn sẽ bật ra ngoài.
+ Khi lấy xong hai buồng trứng ra, ta phải khâu lại, trước tiên ta phải khâu lớp phúc mạc, khâu xong ta rắc một ít thuốc kháng sinh vào và khâu da bên ngoài lại.
+ Sau khi khâu xong ta lại rắc một lượng thuốc kháng sinh bên ngoài lớp khâu và bôi cồn sát trùng để tránh bị nhiễm trùng.
3.     Kỹ thuật bấm nanh
- chuẩn bị dụng cụ :
+ Khay, kìm bấm nanh, cồn sát trùng.
+ nhốt heo con vào lồng ùm
Thao tác :
+ Sát trùng kìm bấm nanh
+ Bắt heo con dùng ngón tay trỏ đưa vào miệng heo con làm sao cho heo con tạo khoảng cách giữa hai hàm là 3 - 5 cm.
+ Sau đó dùng kìm đưa vào miệng bấm từng chiếc nanh một
+ Chúng ta phải bấm dứt khoát, không được để vỡ nanh hoặc sót nanh.
+ Khi bấm xong ta phải kiểm tra lại xem còn sót chiếc nào chưa bấm hết không, nếu còn ta phải bấm lại nốt.
Lưu ý : Nếu chúng ta bấm bị vỡ nanh hoặc sót nanh thì sẽ dẫn đến heo con bị viêm lợi, không bú được dẫn đến heo bị còi cọc, không lớn được, xù lông...
Các Clip Hướng Dẫn Thiến Heo 

 nguồn: sưu tầm